Thứ Tư, 17 tháng 7, 2019

Làm "chuyện ấy" có thể giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn

- Giải phóng hormone hạnh phúc: Khi mẹ bầu đạt cực khoái, hormone endorphins (hormone hạnh phúc) sẽ được giải phóng, giúp mẹ và bé hạnh phúc hơn.


- Giảm đau: Làm “chuyện ấy” cũng giúp cơ thể sản xuất hormone tình yêu oxytocin, được cho là có khả năng giúp phụ nữ chịu đau đớn tốt hơn.

mang thai thang thu 5 co nen quan he khong? - 1

- Tăng khả năng miễn dịch: Nồng độ globulin – một kháng thể phòng chống sự xâm nhập của các vi trùng, tăng lên đáng kể ở những người có hoạt động tình dục thường xuyên. 


Vì vậy nếu mẹ bầu không bỏ quên “sex” thì sức đề kháng cũng tốt hơn.

Mang thai tháng thứ 5 có nên quan hệ không?

Trong tam cá nguyệt thứ hai, bụng mẹ chưa quá to và cảm giác khó chịu do nghén đã bị đẩy lùi. Vậy mang thai tháng thứ 5 có nên quan hệ tình dục không?


Mang thai tháng thứ 5 có nên quan hệ không?

Khi mang thai, sự an toàn của bé luôn được đặt lên hàng đầu nên nhiều cặp vợ chồng e dè không dám làm "chuyện ấy". Tuy nhiên, các bác sĩ sản khoa cho biết, "chuyện chăn gối" hoàn toàn an toàn đối với các mẹ bầu khỏe mạnh. Đặc biệt, sau ba tháng đầu mệt mỏi vì ốm nghén thì thời điểm tháng thứ 4, thứ 5 là thời điểm vàng để mẹ bầu tận hưởng "chuyện ấy" vì bụng chưa quá to. 

mang thai thang thu 5 co nen quan he khong? - 1

Thậm chí, nếu mẹ bầu khỏe mạnh thì quan hệ khi mang thai tháng thứ 5 sẽ mang lại không ít lợi ích đặc biệt như: 


- Tăng lưu lượng máu: Khi mang thai, lưu lượng máu tăng lên khiến chị em bầu rất dễ đạt cực khoái và ngược lại khi đạt cựu khoái lại giúp lưu lượng máu tăng lên, rất có lợi cho thai nhi trong bụng mẹ.

- Giảm huyết áp: Huyết áp cao có thể dẫn đến nguy cơ mẹ bầu bị tiền sản giật. Quan hệ tình dục sẽ giúp giảm huyết áp, tốt cho cả mẹ bầu và em bé.

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2019

Mức tăng cân cần thiết khi mang thai

Đối với thai phụ sự tăng cân của các bộ phận trong cơ thể như sau: Trẻ: 3.300g; bánh rau: 700g; nước ối: 900g; tuyến vú: 500g; trọng lượng tử cung: 900g; thể tích máu: 1.300g; mỡ cơ thể: 2.300g; mô và dịch cơ thể : 1.800g - 3.200g.


Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong ba tháng đầu của thai kỳ, người mẹ nên tăng 1-2kg, ba tháng giữa tăng 4-5kg, ba tháng cuối tăng 5-6kg. Tuy nhiên, tăng cân trong khi mang thai phụ thuộc vào tình trạng của người mẹ, không có thai kỳ nào giống thai kỳ nào, cũng không có người phụ nữ nào giống nhau hoàn toàn.

co the me thay doi trong tung giai doan mang thai: the nao la binh thuong? - 2

Thai phụ có cân nặng trung bình trước khi mang thai thì nên tăng khoảng 12 - 15kg. Thai phụ gầy (ít cân) trước khi mang thai nên tăng 13 - 18kg. Trường hợp thai phụ thừa cân (béo) trước khi mang thai, nên tăng khoảng 8 - 12kg. Nếu thai phụ mang song thai thì nên tăng 18 - 21kg.


Để quá trình mang thai được khỏe mạnh, em bé sinh ra không bị dị tật thì trước khi mang thai chị em nên khám sức khỏe và tiêm phòng các bệnh như cúm, Rubela, viêm gan virut... (nếu chưa tiêm hoặc chưa mắc bao giờ). Khi đã mang thai cần có chế độ dinh dưỡng tốt, vệ sinh thân thể và vệ sinh tình dục tránh bệnh viêm nhiễm sinh dục. Tháng cuối cần chú ý không sinh hoạt tình dục để tránh vỡ ối sớm. Cuối cùng cần đi khám thai theo đúng định kỳ và ngay từ khi mang thai phải luôn được bác sĩ sản khoa khám, theo dõi thai định kỳ.

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2019

Mẹ bầu có thể bổ sung canxi bằng các loại thực phẩm này

Sữa chua

Sữa chua chứa nhiều canxi và protein hơn sữa thường, canxi trong sữa chua sẽ giúp mẹ và em bé có hệ xương, răng chắc khỏe về sau. Sữa chua còn cung cấp nhiều vi khuẩn lên men có lợi cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch.



Không những thế, có một số vi khuẩn sữa chua còn tạo ra kháng sinh có khả năng diệt các vi khuẩn có hại trong ruột. Ngoài ra, sữa chua còn nhiều vi khuẩn có lợi, ngăn ngừa viêm nhiễm vùng kín.

Mẹ bầu không nên ăn sữa chua lúc đói vì một số axit có trong sữa chua sẽ khiến dạ dày bị mệt. Tốt nhất, các mẹ nên sử dụng sữa chua sau khoảng 1-2 giờ đồng hồ sau bữa ăn chính.


Con hàu

Nhìn chung các loài sò, hến đều là nguồn cung cấp dồi dào các chất sắt, selen, kali và can xi cho cơ thể, nhưng con hàu được cho là giàu chất tăng cường canxi nhất.

Tuy nhiên, hàu không phải món mà mẹ bầu có thể ăn đều đặn, nhưng hai lần một tuần nếu có thể, hãy thêm vào khẩu phần ăn của mình năm con khi dùng bữa nhé.

Thực phẩm giàu canxi tốt cho mẹ mang thai

Canxi là loại khoáng chất cần được đặc biệt chú ý trong thời gian người mẹ mang thai. Một thai phụ cần 1.200mg canxi mỗi ngày.

Xem thêm: hội chứng down

Thai phụ còn trẻ cần nhiều hơn. Việc cung cấp đủ nhu cầu canxi trong thời kỳ mang thai sẽ giúp tạo thành và phát triển bộ xương thai nhi và đảm bảo toàn vẹn bộ xương bà mẹ.

Sau đây xin giới thiệu đến chị em một vài thực phẩm giàu canxi tốt cho bà bầu:

1. Cua biển


Cua biển thực sự là một “mỏ vàng” dưỡng chất bởi chứa rất nhiều canxi và các chất dinh dưỡng cốt yếu khác tốt cho sức khỏe của bà mẹ và thai nhi.

Theo các nhà khoa học, phụ nữ mang thai ăn cua biển hàng tuần có thể cung cấp tốt nhất các chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Bởi cua biển rất giàu canxi, magie và omega 3 – những chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình bảo vệ hệ tim mạch khỏe mạnh cho bà bầu.


2. Cải chíp

Cải chíp rất giàu các thành phần giúp bổ sung canxi, bên cạnh đó còn cung cấp thêm vitamin A, C, folic axit, chất sắt, beta carotin, và kali cho cơ thể.

Chất kali giúp cho cơ bắp và các dây thần kinh luôn khỏe mạnh, beta carotin giảm nguy cơ ung thu phổi và ruột. Các mẹ hãy thêm vào khẩu phần ăn của mình mỗi ngày một cốc nước ép cải chíp hoặc cải chíp trộn salad nhé.

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2019

Các bất thường ở thai kỳ trước?

Thăm khám: ngoài các thăm khám sản khoa cơ bản, các việc làm sau cần được chú trọng:


- Nghe tim thai bằng các phương tiện sẵn có, tốt nhất là với máy nghe tim thai Doppler.

- Đo CTG: tối thiểu trong 20 phút. Trong một nghiên cứu trên 3.014 phụ nữ Na Uy đến khám vì số cử động thai giảm, 97,5% thai phụ được đo CTG; trong đó, 3,2% thực sự có bất thường về tim thai.

cach theo doi cu dong thai nhi me bau phai biet - 3

- Siêu âm: nên được tiến hành trong khoảng thời gian không quá 12 giờ sau khi thai phụ cảm giác thai giảm cử động nhất là trong các trường hợp thai nghi ngờ có tình trạng IUGR hay CTG cho kết quả bất thường. Siêu âm cần ghi nhận 2 chỉ số quan trọng là cân nặng thai nhi và lượng nước ối.

Xem thêm: double test là gì

Nếu quá trình thăm khám ghi nhận tình trạng thai nhi không có gì bất thường, nhân viên y tế cần giải thích cho thai phụ và hướng dẫn cách chăm sóc, theo dõi về sau nhằm làm cho thai phụ yên tâm.

Nếu có bất thường, thai phụ cần được nhập viện để có hướng xử trí kịp thời.

Đánh giá tình trạng thai nhi khi số cử động thai giảm

Khi sản phụ đến với nhân viên y tế do số cử động thai giảm, cần thực hiện các bước cơ bản sau đây nhằm đánh giá bước đầu tình trạng của thai nhi:


Khai thác kỹ bệnh sử:

- Khoảng thời gian từ khi thai có biểu hiện giảm cử động.

cach theo doi cu dong thai nhi me bau phai biet - 3

- Cách theo dõi cử động thai của bệnh nhân có đúng không? Bệnh nhân có tập trung theo dõi không?

- Đã từng có biểu hiện như thế này bao giờ chưa?

- Về phía thai: theo dõi thai có tình trạng chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR) hay có bất thường đã được ghi nhận trước đó không?


- Về phía mẹ: có bị tăng huyết áp, đái tháo đường đang được theo dõi và điều trị hay có sử dụng bất kỳ loại thuốc, hút thuốc trước đó?

- Các bất thường ở thai kỳ trước?

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2019

Các giác quan của mẹ cực nhạy bén trong suốt thời gian mang thai

Em bé đi ị ngay trong bụng mẹ

Theo kết quả của các nghiên cứu, có khoảng 12% em bé ị ngay khi còn trong bụng mẹ. Những bé này không thể chờ đến khi sinh ra mới được ị. Hiện tượng này không phải là hiếm nhưng cũng không xảy ra thường xuyên nên có thể nhiều mẹ bầu không biết.


Bé cũng tè khi còn trong dạ con của mẹ

Em bé cũng tè trong bụng mẹ và sau đó bé nuốt cùng một chất lỏng như vậy. Đây là một hiện tượng tự nhiên và không có gì phải lo lắng.

Các giác quan của mẹ cực nhạy bén trong suốt thời gian mang thai


Có 1 điều khá thú vị đó là các giác quan như khứu giác, xúc giác, vị giác của mẹ bầu trở nên cực kì nhạy bén, đặc biệt là với các loại mùi và vị. 


Mẹ bầu có thể cảm nhận được mùi hoặc hương gì đó mà chính những người bình thường không ngửi hoặc cảm thấy được.

Tử cung người mẹ giãn nở gấp 500 lần để “đựng” em bé

Tử cung người mẹ giãn nở gấp 500 lần, em bé khóc trong bụng mẹ là một trong những điều bí ẩn trong thời kì mang thai có thể nhiều mẹ bầu chưa biết.


Tử cung người mẹ giãn nở gấp 500 lần để “đựng” em bé

Trong thời gian mang thai, dạ con của người mẹ sẽ lớn dần lên theo sự phát triển của em bé. Thế nhưng mức độ giãn nở gấp 500 lần thì chắc không phải ai cũng biết. Đặc biệt, đến thời điểm sinh bé, tử cung mẹ sẽ giãn ra tối đa và so với tử cung bình thường khi không có thai có thể tăng lên 500 lần để tạo thành khoảng trống giúp đầu bé chui dần xuống cửa sinh và chào đời an toàn. Sau khi sinh, dạ con sẽ dần dần co lại như bình thường.


Khi sinh em bé, tử cung sẽ giãn nở tối đa.

Em bé khóc trong bụng mẹ

Hầu hết các em bé có thể khóc khi vẫn còn trong bụng mẹ, tuy nhiên các mẹ không bao giờ nghe thấy tiếng khóc ấy. Các nghiên cứu chỉ ra rằng em bé rất dễ bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn bên ngoài và có thể biết khóc ngay từ trong bụng mẹ.

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2019

Những thay đổi của trọng lượng cơ thể mẹ bầu trong tháng cuối

Ngoài việc phát triển nhanh chóng về cân nặng ra, tháng cuối thai kỳ còn là lúc trí não bé phát triển nhanh nhất. Lúc này, não của trẻ có thể đạt đến 25% trọng lượng não của người trưởng thành. 

Xem thêm: nipt là gì

Chế độ dinh dưỡng, cách dưỡng thai của mẹ trong kỳ tam cá nguyệt cuối sẽ là một cơ hội quý giá để giúp bé phát triển hoàn thiện, thông minh lanh lẹ hơn trong tương lai.

Những thay đổi của trọng lượng cơ thể mẹ bầu trong tháng cuối

thang cuoi thai nhi tang can nhu the nao? - 2

Trong suốt thai kỳ, thai phụ nên tăng từ 9 – 14kg, mang đa thai tăng từ 15 – 20kg. Ở tháng cuối, mẹ bầu thường tăng khoảng ½ kg mỗi tuần, hoặc 2 đến 2,5 kg mỗi tháng trong tam cá nguyệt thứ ba. Ở tuần thứ 40, mẹ bầu có thể bị sụt ký và đây là một dấu hiệu bình thường và mẹ bầu có thể sẽ chuyển dạ trong vòng 10 ngày trở lại.


Các mẹ bầu chú ý rằng ở tháng cuối thay kỳ, chân tay mẹ thường bị sưng phù do tăng lượng máu lưu thông. Khi ấy, nếu mẹ thấy cơ thể sưng nhiều, tăng cân từ 2kg mỗi tuần thì cần gặp bác sĩ ngay bởi việc tăng cân đột ngột ở mức cao như vậy có thể là dấu hiệu của chứng cao huyết áp hoặc tình trạng nhiễm độc thai nghén, tiểu đường thai kỳ.

Bảng cân nặng và chiều cao của thai nhi trong tháng cuối

“Tháng cuối thai nhi tăng cân như thế nào?“ là thắc mắc chung của hầu hết các mẹ bầu, đặc biệt là những người lần đầu mang thai.


Trong suốt 9 tháng thai kỳ, có thể nói tháng cuối là một cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển hoàn thiện và sự ra đời của thai nhi. Ở thời điểm này, việc biết được cân nặng của thai nhi là điều hết sức cần thiết để mẹ kịp thời bổ sung cho bé những chất quan trọng, tránh tình trạng trẻ sinh ra bị nhẹ cân. Vậy tháng cuối thai nhi thường tăng bao nhiêu kg?


Bảng cân nặng và chiều cao của thai nhi trong tháng cuối

Đến tháng thứ 9, bé đã phát triển toàn diện và bắt đầu quay đầu xuống xương chậu mẹ để giúp chân và mông bé dễ vận động hơn nhờ không gian rộng hơn. Lúc này, cân nặng và chiều dài của mỗi bé sẽ khác nhau tùy thuộc vào giới tình, số lượng thai và kích thước bố mẹ.


Tháng cuối là một cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển hoàn thiện và sự ra đời của thai nhi 
Trung bình, một em bé ở giai đoạn này sẽ nặng khoảng 3 – 3,5kg và dài 50cm. Bé sẽ tăng khoảng hơn 1 kg so với tháng trước để chuẩn bị cho quá trình sống bên ngoài cơ thể mẹ.