Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2019

Trẻ có nhận biết được tiếng nói của mẹ không?

Theo Science20, thai nhi dành phần lớn thời gian trong bụng mẹ để ngủ. từ tháng thứ 7, em bé sẽ thức giấc nhiều hơn và biểu hiện là qua việc nhắm mở mắt. 

Xem thêm: hội chứng down

Thông thường, trẻ sẽ liên tục thức ngủ hoặc ngủ không sâu giấc theo mỗi chu kỳ trong ngày. Khi bé thức giấc là lúc mẹ dễ dàng cảm nhận được những cú đá của con.

Bé có mơ không?


Cũng như khi sau này đã chào đời thì ngay lúc còn trong bụng mẹ, trẻ thường xuyên mơ, thậm chí còn cười trong giấc mơ nhưng không ai biết chắc chắn là thai nhi mơ những gì.

Trẻ có nhận biết được tiếng nói của mẹ không?

Tất cả các nghiên cứu đều chỉ ra rằng ngay từ trong bụng mẹ thai nhi đã có khả năng ghi nhớ. Và đương nhiên trẻ sẽ nhận ra được giọng người mẹ ngay khi vừa chào đời. Bằng chứng là khi trẻ đang khóc nhưng nếu có mẹ vỗ về hoặc hát bài hát ru quen thuộc sẽ nín ngay.


Trong tử cung mẹ, trẻ có cười không?

Bạn có thể đau lòng khi biết thai nhi khóc trong tử cung nhưng một tin vui là bên cạnh hành vi khóc, trẻ cũng biết cười, thậm chí cười trong cả giấc mơ.

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019

Chăm sóc bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn bản thân người mẹ cũng như người thân trong gia đình cần nắm rõ những bí kíp chăm sóc bà bầu khoa học, an toàn.


Chăm sóc bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ

Những thay đổi của mẹ bầu trong 3 tháng đầu

Trong những tuần đầu mang thai nhiều chị em chưa biết rằng mình đã làm mẹ vì chưa có dấu hiệu gì đặc biệt xuất hiện. Tuy nhiên bắt đầu từ tuần thứ 3-4 trở đi nhiều chị em phát hiện mình bị chậm kinh nguyệt, bầu ngực trở nên nhạy cảm, kích thước tăng lên. Từ lúc này trở đi, 80% mẹ bầu bắt đầu có biểu hiện ốm nghén như buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chán ăn, sợ mùi…

tan tan tat bi kip cham soc ba bau khoe manh suot thai ky - 1

Do tác động của hormone thai kỳ, tử cung cũng bắt đầu to ra gây chèn ép bàng quang nên chị em sẽ đi tiểu nhiều lần trong ngày. Đừng cảm thấy chuyện này là bất tiện và nhịn tiểu nếu không bạn sẽ có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.


Bước sang tuần thứ 8-9, tử cung giãn nở bằng nắm tay, nhiều mẹ bầu có phản ứng mang thai dữ dội hơn (hay còn gọi là ốm nghén nặng). Cùng với biểu hiện nôn ói nhiều, đi kèm là tâm trạng bất an, lo lắng đôi khi lại buồn bực, thất vọng. Da dẻ của chị em cũng kém tươi sáng hơn trước, nhiều người xuất hiện nám, tàn nhang.

Những loại quả bà bầu không nên ăn

Bên cạnh một số loại rau trên, bà bầu cũng nên tránh những loại quả sau để tốt cho cả mẹ và thai nhi.


1. Quả đào

Quả đào có vị ngọt, tính nóng nên nếu ăn nhiều đào, bà bầu có thể bị xuất huyết. Hơn nữa, lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng.

2. Quả dứa


Bà bầu ăn nhiều dứa rất dễ gây sảy thai.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng dứa có chứa chất bromelain, đặc biệt là những quả dứa xanh. Chất này có tác dụng làm mềm tử cung, từ đó có thể khiến tử cung bị co bóp cho nên bà bầu ăn loại quả này rất dễ gây sảy thai, nhất là trong 3 tháng đầu.

Do đó, trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu không nên ăn, uống quá nhiều nước ép dứa. Tuy nhiên, qua 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn một lượng dứa vừa phải, phù hợp.


3. Quả nhãn

Nhãn có vị ngọt, tính nóng trong khi đó phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong, dễ bị táo bón. Vì vậy khi bà bầu ăn nhiều nhãn có thể làm tăng thân nhiệt, gây động thai, ra huyết, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai.

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2019

Tham khảo kỹ lưỡng ý kiến bác sỹ phụ khoa

Điều này đặc biệt quan trọng đối với những mẹ bầu từng sảy thai trên một lần. Đồng thời, nó còn giúp đảm bảo sự phát triển của thai nhi được diễn ra một cách bình thường.


Trong thời gian chờ đợi, bạn nên uống viên bổ sung axit folic và vitamin. Duy trì cân nặng hợp lý. Hình thành thói quen tập thể dục mỗi ngày. Thay đổi chế độ ăn uống, hạn chế dùng chất caffein, không hút thuốc, uống rượu bia và chất kích thích.

3 dieu phai ghi nho neu muon mang bau sau say thai - 1

 Tham khảo kỹ lưỡng ý kiến bác sỹ phụ khoa

Khi bạn đã sẵn sàng cho lần mang bầu tiếp theo sau sảy thai, cần hỏi kỹ ý kiến của bác sỹ chuyên khoa sản. Bạn sẽ được đề nghị thực hiện một số kỹ thuật kiểm tra để chắc chắn về các vấn đề sức khỏe có thể gây ra biến chứng trong suốt thai kỳ.


Nếu phát hiện dấu hiệu lạ, bác sỹ sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp trước khi bạn mang thai trở lại.

Một số xét nghiệp bác sỹ sẽ yêu cầu thực hiện để xác định nguyên nhân sảy thai trước đó như xét nghiệm máu, xét nghiệm nhiễm sắc thể cả hai vợ chồng, siêu âm ổ bụng, soi tử cung, siêu âm bơm nước buồng tử cung.

Việc cần làm sau sảy thai tự nhiên nếu muốn mang thai lại

Việc cần làm sau sảy thai như phục hồi tinh thần, phục hồi thể chất để cơ thể cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cả về tinh thần và thể chất để đảm bảo quá trình mang thai diễn ra an toàn và không gặp rủi ro.


Hãy để cho bản thân khoảng thời gian hồi phục về tinh thần

Sảy thai có thể gây ra tâm lý căng thẳng nếu như bạn có ý định mang thai trở lại. Rất nhiều cảm xúc tiêu cực có thể ồ ạt xảy ra như buồn, tức giận và thấy tội lỗi của chính bản thân mình.

3 dieu phai ghi nho neu muon mang bau sau say thai - 1

Hãy đợi ít nhất một hay hai chu kỳ kinh diễn ra bình thường trước khi cố gắng mang bầu trở lại. Ngoài ra, đó cũng là lúc cơ thể phục hồi cả về thể lực và cảm xúc.


Bạn cần thời gian chờ lâu hơn nếu những lần sảy thai trước diễn ra vào thời điểm thai kỳ lớn hơn. Tuy nhiên, mang thai trở lại sau 6 tháng sảy thai sẽ giúp mẹ bầu lấy lại cảm giác tận hưởng của một bà bầu trọn vẹn hơn.

Nếu tuổi đời trên 35, thì nên thử thụ thai sớm hơn một chút, vì đợi quá lâu khiến tỷ lệ đậu thai giảm, gặp một số vấn đề khó khăn.

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2019

Những loại sữa phù hợp cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu

Nhiều chuyên gia khuyên rằng, ngay từ khi mang bầu chị em đã có thể uống sữa hàng ngày nhưng nhiều mẹ vẫn băn khoăn mang thai 3 tháng đầu nên uống sữa gì, loại sữa nào tốt nhất cho bà bầu? Dưới đây là một vài gợi ý:


Sữa bầu đặc chế

Những năm gần đây, phụ nữ mang thai bắt đầu làm quen với nhiều hãng sữa bột khi họ cho ra mắt hàng loạt các loại sữa dành riêng cho bà bầu. Không chỉ có sữa sản xuất trong nước mà còn có nhiều hãng sữa nhập khẩu, sữa xách tay được các mẹ lựa chọn sử dụng.

mang thai 3 thang dau nen uong sua gi? - 1

Các loai sữa này được đặc chế với công thức dành riêng cho phụ nữ mang thai như bổ sung thêm sắt, axit folic, DHA…Đây đều là những dưỡng chất quan trọng trong 3 tháng đầu thai kỳ để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, phát triển trí não thai nhi. Trong khi đó, giai đoạn đầu mang thai nhiều chị em chưa quan tâm đúng mức về chế độ dinh dưỡng cho bản thân.


Tùy theo thương hiệu mà các hãng sản xuất sữa đưa ra những mẫu mã, hương vị, giá cả khác nhau. Dựa vào điều kiện kinh tế, sở thích cá nhân chị em có thể chọn cho mình một loại sữa bầu đặc chế thích hợp. Bạn chỉ cần để ý hạn sử dụng, quan sát vỏ lon sữa cũng như tìm hiểu kỹ càng cách nhận biết sữa thật sữa giả để tránh mua phải sữa kém chất lượng.

Những lợi ích tuyệt vời khi mẹ bầu chăm uống sữa

Thật đáng tiếc nếu mẹ bầu bị dị ứng với sữa hoặc gặp những tác dụng phụ khi uống sữa vì sữa là nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời cho phụ nữ trong thời kỳ thai nghén. Sữa là nguồn cung cấp canxi cùng các loại vitamin, khoáng chất giúp mẹ và bé khỏe mạnh.


Những loại sữa đặc chế cho bà bầu còn tập trung bổ sung nhiều vi chất dinh dưỡng quan trọng như axit folic, sắt, omega-3, omega-6 hỗ trợ cho quá trình phát triển não bộ của thai nhi từ trong bụng mẹ cũng như cung cấp những dưỡng chất cơ thể người mẹ thường bị thiếu hụt do mang thai.


Bên cạnh đó, cho dù bạn ăn uống hàng ngày nhưng không phải lúc nào bữa ăn gia đình cũng cung cấp đủ hàm lượng canxi cần thiết theo nhu cầu của người mang thai (800-1200 mg canxi/ngày) do vậy mẹ bầu nên uống sữa mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.


Ngoài ra, 3 tháng đầu mang thai chị em còn đối mặt với tình trạng ốm nghén, hạn chế ăn uống nên cần uống sữa để bù lại lượng calo và vi chất thiếu hụt.

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2019

Điều gì xảy ra với mẹ bầu trong 3 tháng đầu?

Thời điểm này em bé trong bụng mẹ mới hình thành nên vẫn còn non yếu và được gọi là bào thai. Đến tuần thứ 6, bé mới bằng một hạt đậu nhưng trái tim nhỏ bé đã có những nhịp đập đầu tiên. Hết giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên thì các bộ phận trên cơ thể bé mới bắt đầu phát triển nhanh chóng.

Xem thêm: hội chứng down

Cùng với sự hình thành và phát triển của bé yêu, trong 3 tháng đầu nhiều mẹ bầu luôn trong trạng thái mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, sợ các loại mùi nên ăn uống kém. Đáng ngại hơn là chị em sẽ đối mặt với hiện tượng ốm nghén – nguyên nhân là do sự gia tăng của hormone thai kỳ HCG. 

thuc don cho ba bau 3 thang dau bao gom nhung gi? - 1

Tình trạng ốm nghén ở mỗi người phụ nữ lại khác nhau, có người chỉ thoáng qua, có người ốm nghén nặng đến mức ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày phải nghỉ làm, nhưng có những người hoàn toàn không ốm nghén.


Đây đều là những biểu hiện bình thường trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu vì cơ thể của mẹ bầu đang dần thích nghi với sự xuất hiện của thai nhi. Việc chăm lo sức khỏe của mẹ bầu có liên quan đến chế độ ăn uống để bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ và bé là điều rất quan trọng.

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu bao gồm những gì?

Thuc don cho ba bau 3 thang dau - Giai đoạn đầu mang thai nhiều bà mẹ vẫn lúng túng chưa biết cách lên thực đơn cho bà bầu gồm những gì.


Thời kỳ đầu mang thai nhiều chị em ốm nghén nên vấn đề ăn uống trở nên khó khăn vì mất cảm giác thèm ăn, buồn nôn và nôn do ngửi mùi thức ăn, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi. Trong khi đó dinh dưỡng cho mẹ và bé trong 3 tháng đầu có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi trong cả thai kỳ.


Ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ bầu cần thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé (Ảnh minh họa: Internet)

Điều gì xảy ra với mẹ bầu trong 3 tháng đầu?

Thời điểm này em bé trong bụng mẹ mới hình thành nên vẫn còn non yếu và được gọi là bào thai. Đến tuần thứ 6, bé mới bằng một hạt đậu nhưng trái tim nhỏ bé đã có những nhịp đập đầu tiên. 


Hết giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên thì các bộ phận trên cơ thể bé mới bắt đầu phát triển nhanh chóng.